BẢO VỆ YẾU NHÂN

Đặc điểm của nghiệp vụ bảo vệ yếu nhân

Bản thân con người là vô giá, quan hệ của con người vô cùng phong phú. Trong một điều kiện nhất định khách hàng cảm thấy không yên tâm nên đã trao toàn bộ tính mạng của họ cho ta bảo vệ. Đây thực sự là niềm tự hào nhưng cũng rất khó khăn. Vì vậy phương pháp xác định cho ta 1 tư tưởng tốt dám chịu thiệt thòi, hy sinh gian khổ, không được phép sai sót.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là image-1.png

Yếu nhân là những nhân vật đặc biệt quan trọng như các vị nguyên thủ quốc gia, ngôi sao, ca sỹ hay bất cứ người nào cần đến bảo vệ. Vì vậy khi bảo vệ yếu nhân, các nhân viên bảo vệ cần nắm vững một số vấn đề sau:

–      Luôn lấy mục tiêu đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người được bảo vệ làm hàng đầu ( bào gồm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản theo họ và các hoạt động bình thường của người được bảo vệ…)

–      Hiểu rõ tính cách, thói quen, sở trường và hoạt động chủ yếu của người được bảo vệ. Chú ý hoạt động có yêu cầu bảo vệ như đi lại, hội họp, tiếp xúc với công chúng, đi tham quan, du lịch…

–      Nắm vững các mối quan hệ xã hội, gia đình. Đặc biệt, chú ý những mối quan hệ quan trọng và thường xuyên, những người mà họ thường gặp gỡ, những người có ảnh hưởng, chi phối người được bảo vệ, chi phối đến các hoạt động của họ.

–      Thường xuyên xây dựng mối quan hệ giao tiếp với người được bảo vệ, trao đổi các nội dung và yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ. Đề nghị người được bảo vệ thực hiện các yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn cho chính họ. Ngoài ra còn trao đổi những vấn đề khác tạo môi trường thân thiện, hoà hợp, tin tưởng và tâm lý yên tâm cho người được bảo vệ. Để thực hiện tốt điều này vệ sĩ phải được bồi dưỡng, học tập, nâng cao kiến thức về kỹ năng giao tiếp và tâm lý giao tiếp.

–      Nắm vững được các hoạt động thường xuyên và một số phạm vi công việc của người được bảo vệ, nhằm chủ động thực hiện các hoạt động và yêu cầu bảo vệ, tránh bị thụ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

–      Khi đến một nơi cụ thể cần khẩn trương quan sát, xác định lối ra vào, lối thoát hiểm, đặc biệt ở các mục tiêu đặc thù như ở trên cao, dưới hầm sâu, trên mặt nước…chú ý những biểu hiện bất thường để chủ động có biện pháp cảnh giới.

–      Tuỳ thuộc vào các hoạt động cụ thể của người được bảo vệ như tham quan du lịch, hội họp, hội thảo, tiếp xúc với công chứng… mà giữ khoảng cách nhất định tuy nhiên không quá 5m. Luôn trong tư thế che chắn đối với người được bảo vệ và sẵn sàng đối phó các hoạt động xâm hại đến người được bảo vệ.

–      Nắm vững địa điểm, số điện thoại của các trạm, chốt, trụ sở của cơ quan Công an trên tuyến đường, những khu vực mà người bảo vệ thường có mặt để khi cần thiết có thể yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp.

–      Luôn giữ vững thông tin liên lạc với cấp trên, đảm bảo trao đổi với cấp trên, đảm bảo trao đổi thông suốt những vấn đề nảy sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động bảo vệ yếu nhân.

–      Nên thực hiện hoá trang dưới vai trò trợ lý, thư ký hoặc người giúp việc…để trở thành người đồng hành với người được bảo vệ nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động cụ thể trong quá trình bảo vệ. Luôn dũng cảm tự tin và chủ động đối phó với các tình huống nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người được bảo vệ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *